Học phí chỉ 13 triệu, trường Y ở Sài Gòn chật vật tồn tại

    Dù đã được tự chủ nhưng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ được thu mức học phí đào tạo ngành y là 13 triệu đồng/năm.

    Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đào tạo y khoa trực thuộc UBND TP.HCM. Hiện tại, học phí đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 11,8 triệu đồng/năm (305 nghìn đồng/tín chỉ). Còn mức thu đối với sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm (560 nghìn đồng/tín chỉ).

    Năm học 2020, trường chỉ thu học phí theo tín chỉ, dự kiến khoảng 13 triệu đồng/năm đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM.

    Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Tự chủ mà không được tăng học phí

    Chia sẻ với VietNamNet, Hiệu trưởng Ngô Minh Xuân cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm. Ông Xuân nhấn mạnh "Đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng".

    Vướng mắc ở chỗ, TP.HCM cho phép trường tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.

    Trong khi đó, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.

    Một người vừa được chữa khỏi Covid-19, ra máy bay về đến nhà lại dương tính
    3 tài xế xe ôm mất mạng và nụ cười gây phẫn nộ của kẻ thủ ác trước phiên tòa
    Thanh niên số nhọ, phóng xe rơi cả bánh trước nhưng biểu cảm khiến cư dân mạng không nhịn được cười

    Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.

    Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.

    Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.

    Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.

    Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào. Trường rất khó khăn khi đào tạo Y khoa chỉ với hơn 1 triệu đồng/tháng mà không được hỗ trợ ngân sách.

    “Đào tạo y khoa với giá này là không thể, mà ít nhất phải gấp 5 lần các ngành khác" - ông Xuân nói.

    Từ dấu hiệu nhỏ ở nhà vệ sinh mà phát hiện người yêu ngoại tình, nam thanh niên có cách giải quyết cực cao thượng nhưng cái kết mới đau lòng làm sao
    Dân mạng xôn xao với hình ảnh làm đồ ăn bẩn ở quán nem nướng nổi tiếng phố cổ: Nhặt đồ thừa khách trước cho khách sau ăn. cốc nhựa dùng rồi rửa lại đem bán tiếp?
    Dựng rạp đám cưới, hai bố con chú rể bị điện giật tử vong

    Cũng theo ông Xuân, sau khi xin tự chủ theo Nghị định 16 không được, thì trường xin quay về cơ chế cũ, tức là được hỗ trợ từ ngân sách. Tuy nhiên, Sở Tài chính TP.HCM yêu cầu trường thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, cắt ngân sách năm 2018 và 2019, thu hồi lại số tiền hơn 82,6 tỷ đồng thành phố đã cấp năm 2018, trong khi số tiền này nhà trường đã chi hết. Sau khi trường giải trình, Sở tài chính vẫn yêu cầu thu hồi hơn 70 tỷ đồng.

    Nguy cơ mất giảng viên giỏi

    Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phân tích: "Thu nhập trung bình của giảng viên nhà trường chỉ hơn chục triệu mỗi tháng. Trong khi, các trường tư trả tới hơn trăm triệu/tháng. Chúng tôi đứng trước nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi. Nếu một giáo sư "ra đi", thì thậm chí trường còn có nguy cơ mất mã ngành đào tạo”.

    Nhấn mạnh mức học phí hiện nay là quá thấp và bất hợp lý, không đủ để trả các chi phí chứ chưa nói tới phát triển, ông Xuân so sánh: “Ở các nước tiên tiến, chi phí cho đào tạo Y khoa là 50-60.000 USD/năm. Khu vực Đông Âu thấp nhất cũng 40.000 USD/năm. Ngay cả Thái Lan cũng hơn 10.000 USD/năm. Không đâu như ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chỉ 500 USD/năm”.

    Dù thu thấp nhưng hàng năm trường vẫn trích 8% học phí để cấp học bổng cho sinh viên. 

    Nghị định 43 có 3 nhóm là: Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

    Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

    Mắc bệnh hiểm, thai phụ vừa mất con nay nguy kịch tính mạng
    Cái kết “khó tưởng tượng nổi“ của trận đụng độ đứng tim với trùm giang hồ tuyệt đối Sài Gòn
    Đằng sau câu chuyện rắn hổ mang chúa ᴄắɴ người: Con kêu chạy, ba cố ʙắᴛ bán lấy tiền học cho con

    Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

    create

    Lê Huyền / vietnamnet.vn

    Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/hoc-phi-chi-13-trieu-truong-y-o-sai-gon-chat-vat-ton-tai-647279.html

    Thí sinh lớn tuổi nhất Phú Thọ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

    Thí sinh lớn tuổi nhất Phú Thọ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

    timer10/08/2020

    Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tại điểm thi Trường THPT Thanh Sơn có một thí sinh đặc biệt, anh Hà Văn Chiều - người dân tộc Mường, hiện đang sinh sống và làm việc tại xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập. Anh Chiều là thí sinh lớn tuổi nhất tham gia thi năm nay.

    Học sinh từ tiểu học đến THPT ở TP.HCM sẽ tựu trường vào 1/9, nghỉ Tết Nguyên đán 11 ngày

    Học sinh từ tiểu học đến THPT ở TP.HCM sẽ tựu trường vào 1/9, nghỉ Tết Nguyên đán 11 ngày

    timer08/08/2020

    Trong năm nay, học sinh từ tiểu học đến THPT sẽ tựu trường vào ngày 1/9, còn bậc mầm non sẽ tựu trường vào 5/9.

    Trường THPT Tô Hiệu – 20 năm xây dựng và phát triển

    Trường THPT Tô Hiệu – 20 năm xây dựng và phát triển

    timer06/07/2020

    Cách đây 20 năm, trong khi giáo dục công lập chưa đáp ứng kịp nhu cầu học tập của nhân dân, sự ra đời của Trường THPT dân lập Tô Hiệu, nay là Trường THPT Tô Hiệu (thành phố Hưng Yên) đánh dấu bước phát triển, có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục của tỉnh, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo, chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước và đặc biệt đáp ứng nguyện vọng được học tiếp bậc THPT của con em thành phố Hưng Yên và các huyện lân cận. Trường được thành lập theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-UB ngày 30.6.2000 của UBND tỉnh, trở thành một trong những ngôi trường đầu tiên trong khối trường ngoài công lập của tỉnh.

    Trường xếp lịch học từ 6h30 sáng, sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM tranh cãi

    Trường xếp lịch học từ 6h30 sáng, sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM tranh cãi

    timer27/06/2020

    Tiết học đầu tiên trong ngày học kỳ mới bắt đầu từ tháng 9 của ĐH Công nghiệp sớm hơn 30 phút so với lịch học cũ gây ra nhiều khó hiểu cho học sinh.