Bình trà đá miễn phí đầy xích giữa Sài Gòn: 3 lần bị mất c ắp

    Bức ảnh bình trà đá miễn phí đặt bên lề đường được quấn quanh bằng dây xích và khóa lại khiến cư dân mạng chia sẻ và đặt câu hỏi: Vì sao? Phải chăng lòng tốt cũng cần được “bảo vệ” trước kẻ c ắp?

    Thùng nước hơn 20 lít miễn phí được xích lại để tránh bị mất cắp. Ảnh: Trịnh Thanh

    Thùng nước hơn 20 lít miễn phí được xích lại để tránh bị mất cắp. Ảnh: Trịnh Thanh

    3 lần bị mất c ắp

    Những năm gần đây, người lao động nghèo ở TP.HCM phần nào cảm thấy ấm lòng bởi những hành động nhân văn xuất phát từ tấm lòng muốn sẻ chia. Bình trà đá miễn phí, bánh mì miễn phí hay cơm chay 0 đồng... được lan tỏa và trở thành nét đẹp đặc trưng trong cách đối xử của người Sài Gòn.

    Ông Nguyễn Lưu Duy (53 tuổi, chủ một tiệm sửa xe máy bên đường Nguyễn Thái Học) cũng đặt bình trà đá miễn phí trước cửa tiệm 3 - 4 năm nay. Thấy người đi đường chịu cảnh nắng nóng, ông đặt bình nước để ai cần ghé uống, giải khát rồi tiếp tục mưu sinh. Điều khiến ai đi ngang cũng nhìn bình trà đá của ông Duy là chằng chịt dây xích quấn quanh bình và cột điện gần đó.

    Thùng nước giúp nhiều người đi đường giải cơn khát 

    Thùng nước giúp nhiều người đi đường giải cơn khát 

    Trả lời PV Thanh Niên, ông Duy cho hay từ khi đặt bình trà đá miễn phí đến nay, ông đã mất tất thảy 3 bình, cả bình inox lẫn bình nhựa. “Tiệm tôi buổi tối đóng cửa, người ta đến phá hay lấy đi thì không ai biết. Họ không có ý thức mà. Làm thì làm vậy thôi chứ người ta đi qua lấy cũng đành chịu”, ông chia sẻ.

    Một người vừa được chữa khỏi Covid-19, ra máy bay về đến nhà lại dương tính
    3 tài xế xe ôm mất mạng và nụ cười gây phẫn nộ của kẻ thủ ác trước phiên tòa
    Thanh niên số nhọ, phóng xe rơi cả bánh trước nhưng biểu cảm khiến cư dân mạng không nhịn được cười

    Bị mất bình hoài, ông mới lấy dây xích và khóa vào trụ điện bên cạnh. Nhờ vậy, chiếc bình này đã tồn tại được hơn 1 năm. “Cái bình đó cũng lâu rồi, tôi đang tính mua bình mới vì nó hư cái vòi rồi. Khổ nỗi, tôi khóa bình lại mà giờ tìm không thấy cái chìa để mở”, ông Duy nói và cho biết thêm:

    “Ngày trước, nước trà tôi để đá viên cho lạnh nhưng nhiều người đến lấy nước thậm chí còn thọc tay vào bình để lấy đá. Làm như vậy dơ lắm! Bây giờ, tôi phải mua đá cục lớn thả vào”.

    “Tôi vẫn làm vì niềm vui giúp đỡ mọi người”

    Bà Xíu (45 tuổi, bán đồ ăn vặt gần đó) cho biết thỉnh thoảng bà cũng lấy nước từ bình trà đá của ông Duy để uống. “Tôi từng tận mắt thấy người ta đến uống nước mà làm rớt ca xuống đất, lượm lên nhưng không lau chùi gì cả.

    Từ dấu hiệu nhỏ ở nhà vệ sinh mà phát hiện người yêu ngoại tình, nam thanh niên có cách giải quyết cực cao thượng nhưng cái kết mới đau lòng làm sao
    Dân mạng xôn xao với hình ảnh làm đồ ăn bẩn ở quán nem nướng nổi tiếng phố cổ: Nhặt đồ thừa khách trước cho khách sau ăn. cốc nhựa dùng rồi rửa lại đem bán tiếp?
    Dựng rạp đám cưới, hai bố con chú rể bị điện giật tử vong

    Rồi có người uống nước mà nhúng cả tay vô trỏng, cái ca nó có quai, cầm quai rồi múc thì không chịu cứ phải nhúng cho ướt cả bàn tay vào bình nước mà nhiều người khác uống chung. Làm như vậy là không có ý thức, như kiểu cố tình phá nước của người ta vậy”, bà Xíu bức xúc.

    Một công ty từng liên hệ để hỗ trợ đặt bình nước miễn phí nhưng đòi hỏi nhiều quyền lợi nên anh Duy từ chối

    Một công ty từng liên hệ để hỗ trợ đặt bình nước miễn phí nhưng đòi hỏi nhiều quyền lợi nên anh Duy từ chối

    Một bác tài xe ôm gần đó cũng cho biết việc phải khóa bình lại là “chẳng đặng đừng”. “Người tốt để nước cho uống rồi lo làm công chuyện chứ đâu có ở đó mà canh bình được. Mấy người nghiện hút đi qua là lấy à. Dù biết cái bình bán chẳng được bao nhiêu nhưng họ vẫn lấy đi. Khóa này chỉ khóa người ngay thôi chứ làm sao khóa được người gian”.

    Mặc dù vậy, những người làm từ thiện nói chung hay ông Duy nói riêng vẫn tiếp tục công việc của mình. Với ông Duy, pha trà, châm đá nước mỗi ngày vào bình đã trở thành thói quen, thú vui khó bỏ.

    Mắc bệnh hiểm, thai phụ vừa mất con nay nguy kịch tính mạng
    Cái kết “khó tưởng tượng nổi“ của trận đụng độ đứng tim với trùm giang hồ tuyệt đối Sài Gòn
    Đằng sau câu chuyện rắn hổ mang chúa ᴄắɴ người: Con kêu chạy, ba cố ʙắᴛ bán lấy tiền học cho con

    Ông chia sẻ: “Sáng tôi pha cà phê rồi tiện pha bình trà. Làm vậy lại thấy vui vì nó là thói quen rồi. Có mấy người đến sửa xe nói góp chút đỉnh với tôi, 5.000, 10.000. Tiền thì không nhiều nhưng quan trọng là cái tình người với nhau, như vậy lại càng vui hơn”.

    Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Duy cho biết một công ty từng liên hệ với ông để hỗ trợ việc đặt bình trà đá miễn phí nhưng họ đòi hỏi nhiều quyền lợi về hình ảnh nên ông từ chối: “Tôi nói thôi. Mình làm từ thiện chứ có phải kinh doanh đâu mà giấy tờ, tiền bạc phức tạp đâm rề rà”.

    create

    Trịnh Thanh / thanhnien.vn

    Cô giáo 3 năm đi dạy chưa mặc lại bộ quần áo nào, style xanh - đỏ - tím - vàng có đủ!

    Cô giáo 3 năm đi dạy chưa mặc lại bộ quần áo nào, style xanh - đỏ - tím - vàng có đủ!

    timer12/12/2020

    Style thay đổi nhanh chóng mặt, thách thức học trò nào 'chơi lại' cô.

    Những người dễ mắc ung thư thường có 7 “điểm chung“ vào ban đêm, khuyến cáo thay đổi gấp nếu bạn mắc phải dù chỉ một

    Những người dễ mắc ung thư thường có 7 “điểm chung“ vào ban đêm, khuyến cáo thay đổi gấp nếu bạn mắc phải dù chỉ một

    timer10/12/2020

    Mọi hành động từ cách bạn ăn uống, làm việc đến sử dụng điện thoại vào ban đêm đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

    Chồng 20 tuổi lấy vợ 41 tuổi ở Phú Thọ đang sống những ngày ảm đạm khốn cùng: Nhà 3 người đi bắt ốc đổi thịt, ăn cháo loãng cầm hơi

    Chồng 20 tuổi lấy vợ 41 tuổi ở Phú Thọ đang sống những ngày ảm đạm khốn cùng: Nhà 3 người đi bắt ốc đổi thịt, ăn cháo loãng cầm hơi

    timer07/10/2020

    Cuộc sống sau hôn nhân trải qua 1 năm, cặp vợ 41 chồng 20 tuổi từng gây xôn xao dư luận ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã có những ngày hạnh phúc nhưng không kém phần khổ cực, lo toan cơm áo gạo tiền...

    Em gái ‘thanh niên hiến giác mạc ở tuổi 22‘ được tuyển thẳng vào 3 trường ĐH, thủ khoa khối C Phú Yên với 28,5 điểm

    Em gái ‘thanh niên hiến giác mạc ở tuổi 22‘ được tuyển thẳng vào 3 trường ĐH, thủ khoa khối C Phú Yên với 28,5 điểm

    timer07/09/2020

    Nguyễn Võ Anh Tú là học sinh lớp 12 văn Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên). Tú thi tốt nghiệp THPT với tổng điểm ba môn là 28,5 điểm. Trong đó, môn ngữ văn 9,25 điểm, lịch sử 9,5 điểm và địa lý 9,75 điểm. Với số điểm này, Nguyễn Võ Anh Tú đạt thủ khoa khối C của tỉnh Phú Yên và vào top 25 thí sinh có điểm thi khối C cao nhất trong cả nước.