1. Triều đại đầu tiên của Việt Nam
Triều đại Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, cháu 4 đời của Viêm Đế Thần Nông. Kinh Dương Vương có vợ là Thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân.
Về sau, Lạc Long Quân kết làm vợ chồng với Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai. Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân và Âu Cơ dắt 100 người con, nửa lên núi, nửa xuống biển. Người con cả nối ngôi vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì ngày nay), truyền được 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương.
Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ảnh: thieunien.vn
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Các hiệu vua Hùng:
Kinh Dương Vương (tên húy là Lộc Tục)
Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm)
Hùng Quốc Vương (tên húy là Lân Lang)
Hùng Diệp Vương (tên húy là Bảo Lang)
Hùng Hy Vương (tên húy là Viên Lang)
Hùng Huy Vương (tên húy là Pháp Hải Lang)
Hùng Chiêu Vương (tên húy là Lang Liêu Lang)
Hùng Vy Vương (tên húy là Thừa Vân Lang)
Hùng Định Vương (tên húy là Quân Lang)
Hùng Úy Vương (tên húy là Hùng Hải Lang)
Hùng Chinh Vương (tên húy là Hưng Đức Lang)
Hùng Vũ Vương (tên húy là Đức Hiền Lang)
Hùng Việt Vương (tên húy là Tuấn Lang)
Hùng Ánh Vương (tên húy là Chân Nhân Lang)
Hùng Triều Vương (tên húy là Cảnh Chiêu Lang)
Hùng tạo Vương (tên húy là Đức Quân Lang)
Hùng Nghị Vương (tên húy là Bảo Quang Lang)
Hùng Duệ Vương (tên húy là Huệ Lang)
Theo sách Trung Quốc, thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện (nghĩa là chưa có sự đô hộ của phương Bắc) thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy làm ăn nên được gọi là dân Lạc.
Theo sách Nam Việt Trí (thế kỷ V), đất Giao Chỉ phì nhiêu, nhiều dân cư đến ở, họ là những người đầu tiên khai khẩn. Những cánh đồng đó gọi là Hùng điền và dân cư được gọi là Hùng dân, có một ông chúa gọi là Hùng Vương. Hùng Vương có các chức viên giúp việc gọi là Hùng hầu. Lãnh thổ đất Hùng thì chia cho các Hùng tướng.
Theo Đại Việt sử lược, đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 682 tr. CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.
2. Kinh đô đầu tiên và quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam
Sau khi 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi - đất Phong Châu, người con cả được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Nước Văn Lang được vua Hùng Vương chia làm 15 bộ (còn gọi là quận) gồm: Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Chu Diên, Phú Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Thượng Quận, Văn Lang.
Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Ảnh: loigiaihay.com
Bộ máy nhà nước Văn Lang
Như vậy, đất Phong Châu là vùng đất kinh đô đầu tiên của Việt Nam. Và kinh đô đầu tiên này đánh dấu một thời kỳ mới của nhà nước đầu tiên của Việt Nam: Văn Lang.
3. Nơi thờ tự các vua Hùng, tướng lĩnh lớn nhất Việt Nam
Phú Thọ là nơi có các đình, đền, miếu để thờ các vua Hùng và các tướng lĩnh của vua Hùng nhiều nhất Việt Nam, với 700 điểm thờ.
Một điểm thờ các vua Hùng trên đất Phú Thọ. Ảnh: zing.vn
Một điểm thờ vua Hùng
Các đình, đền, miếu này tập trung nhiều nhất ở Lâm Thao, huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Thanh Thủy, huyện Cẩm Khê. Ở những nơi đây chủ yếu thờ các bài vị sắc phong của các vua Hùng và tướng lĩnh.
4. Việt Trì là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam
Cách đây hơn 40 năm (1957), Việt Trì là nơi đầu tiên được chọn để xây dựng khu công nghiệp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khu công nghiệp Việt Trì. Ảnh: nhandan.com.vn
Khu công nghiệp Việt Trì
Năm 1962, khu công nghiệp Việt Trì được khánh thành. Khu công nghiệp này do Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ, bao gồm các nhà máy như: nhà máy giấy, nhà máy chè, nhà máy bột ngọt…
5. Thành phố duy nhất ở Việt Nam có 3 sông lớn giao nhau
TP Việt Trì (Phú Thọ) là nơi hội tụ của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Lô và sông Đà, còn có tên gọi: TP "ngã ba sông".
Ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ, nơi sông Lô hợp dòng với sông Hồng. Ảnh: Đặng Đăng Phước
Ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ, nơi sông Lô hợp dòng với sông Hồng.
Sông Hồng dài 1.140km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy đến thành phố Việt Trì, sông Hồng gặp được sông Đà (dài 543km) chảy bên hữu ngạn sông Hồng, đồng thời gặp sông Lô (dài 227km) bên tả ngạn chảy tới. Nơi 3 con sông gặp nhau này gọi là Bạch Hạc hay còn gọi là Tam Giang.
Ngã ba Hạc vào mùa khô rộng, nước chảy cuồn cuộn, vào mùa lũ nước đỏ ngầu phù sa. Trời nắng nhìn dòng sông như một tấm gương khổng lồ chan hòa ánh nắng. Vào những đêm trăng, mặt sông mênh mông một làn nước bạc không nhìn thấy bờ. Vì thế, đời Trần đã lấy tên sông đặt cho huyện Tam Giang. Đời Minh đô hộ đổi thành phủ Tam Giang.
6. Nơi phát hiện nhiều di chỉ văn hoá Sơn Vi nhất Việt Nam
Phú Thọ là nơi đầu tiên phát hiện văn hóa Sơn Vi, cũng là nơi phát hiện số lượng di chỉ văn hóa Sơn Vi nhiều nhất Việt Nam
Công cụ lao động của cư dân Văn hóa Sơn Vi. Ảnh: vitalk.vn
Văn hóa Sơn Vi
Các địa điểm này phân bố chủ yếu trên những đồi gò, vốn là đồi cổ sông Hồng, trong địa hình trung du, dạng chuyển tiếp từ đồi núi xuống đồng bằng.
Nơi phát hiện các di chỉ văn hóa Sơn Vi là: núi Quân, núi Mồng, Ót Bằng, Núi Dùng, Tấn Điện, rừng Cả, Ót Cao, Nương Làng, Gò Chiền, Bàn Cờ, Đá Bàn, Sóc Lợi, Núi Thắm, chùa Cao, rừng Cấm, Do Nghĩa, núi Chùa, Thanh Đình, Gò Me, Văn Lang, trại Nghê, làng Sơn Vi, làng Cả, Gò Vạn, Gò Đá, Thanh Dền, rừng Nui, Mã Gai, Cột Điện, Đình Lầu, Đồn Đền, Gò Miếu, Gò Trẹt.
7. Nơi phát hiện và khai quật nhiều trống đồng nhất Việt Nam
Tại Phú Thọ đã phát hiện và khai quật được rất nhiều trống với đủ 4 loại trống đồng theo phân loại của Heger.
Trống đồng. Ảnh: vietbao.vn
Trống đồng
Phú Thọ còn là tỉnh đóng góp được nhiều trống đồng thời kỳ văn hóa Đông Sơn nổi tiếng như: Trống đồng Hy Cương, trống Sơn Hùng, trống Thượng Nông, trống Đào Xá, trống Gò De, trống Tất Thắng, trống Làng Cả.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có lượng trống Mường vào loại nhiều nhất Việt Nam.