Lớp học đặc biệt ở chùa Lá Sài Gòn: Suốt 10 năm dạy miễn phí 6 ngoại ngữ cho sinh viên nghèo

    Giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, có một trung tâm ngoại ngữ không biển hiệu rình rang nằm sâu trong con hẻm nhỏ đã dạy ngoại ngữ cho biết bao nhiêu thế hệ sinh viên trong suốt hơn 10 năm nay, và hoàn toàn miễn phí.

    Đó là những lớp học đặc biệt nằm trong khuôn viên chùa Lá (Gò Vấp, TP HCM) dành cho mọi người, mọi lứa tuổi. Cho đến nay, trung tâm vẫn duy trì dạy đồng thời 6 ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp và tiếng Đức với hơn 80 tiết học mỗi tuần.

    Trung tâm ngoại ngữ suốt 10 năm dạy "không công" cho sinh viên nghèo

    Trung tâm được thành lập từ năm 2009 dưới bàn tay của sư thầy Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá với trăn trở về việc rất nhiều em sinh viên vì điều kiện không cho phép mà không thể học ngoại ngữ ở các trung tâm, nơi có thể tiêu tốn của các em ít nhất 1 triệu đồng 1 tháng.

    Trong khi đó, với bối cảnh hội nhập hiện nay, ngoại ngữ lại là thứ gần như không thể thiếu đối với thế hệ trẻ.

    Với suy nghĩ đó cùng sự ủng hộ của mọi người, các sư thầy ở chùa Lá đã dành 1 phần đất của chùa để xây nên những lớp học ngoại ngữ miễn phí cho sinh viên nghèo. Học viên phần lớn là các sinh viên nghèo từ các tỉnh lên thành phố trọ học. Từ ngày lớp học trong chùa được mở, nhiều sinh viên đã chuyển về thuê nhà ở gần chùa để có thể tham gia lớp học miễn phí, nhiều em ở xa hằng ngày cũng đi xe buýt đến học.

    Mục đích ban đầu khi thành lập trung tâm là để giúp đỡ các bạn sinh viên nghèo có một nơi để học tập miễn phí nhưng theo thời gian, tiếng lành đồn xa, học viên của trung tâm bây giờ có tới hàng nghìn người ở đủ mọi lứa tuổi.

    Một người vừa được chữa khỏi Covid-19, ra máy bay về đến nhà lại dương tính
    3 tài xế xe ôm mất mạng và nụ cười gây phẫn nộ của kẻ thủ ác trước phiên tòa
    Thanh niên số nhọ, phóng xe rơi cả bánh trước nhưng biểu cảm khiến cư dân mạng không nhịn được cười

    "Thực ra mục đích mở lớp là thầy muốn ưu tiên cho sinh viên. Nhưng mà một lớp có 20, 25 sinh viên mà có thêm 3, 4 người già thì cũng không sao. 3, 4 người già sẽ là tấm gương, là động lực cho mấy đứa nhỏ. Già mà người ta còn đi học, huống chi tụi trẻ bay lười biếng sao được. Bởi thế mà tụi sinh viên, không đứa nào dám làm biếng hết á", thầy Thích Nhuận Tâm chia sẻ.

    Thầy trò đến với nhau vì tấm lòng, cả trung tâm là một mái ấm

    Thầy Hồng Lân giảng dạy môn tiếng Trung cho biết những lớp học ở chùa Lá không đơn thuần là một trung tâm ngoại ngữ mà còn là một mái ấm thực sự cho các học viên. Và đó cũng là lý do mà thầy - một thạc sĩ quyết định đến đây dạy mỗi ngày 2 lớp dù nhà cách chùa rất xa.

    "Khi biết trung tâm này là một mái ấm như vậy, mình rất mừng vì nó đúng với nguyện vọng của mình là học xong để về phục vụ đất nước. Mình thích như vậy. Tính đến tháng 11 năm nay là tròn 5 năm mình tốt nghiệp thạc sĩ ở Trung Quốc và về nước.

    Từ dấu hiệu nhỏ ở nhà vệ sinh mà phát hiện người yêu ngoại tình, nam thanh niên có cách giải quyết cực cao thượng nhưng cái kết mới đau lòng làm sao
    Dân mạng xôn xao với hình ảnh làm đồ ăn bẩn ở quán nem nướng nổi tiếng phố cổ: Nhặt đồ thừa khách trước cho khách sau ăn. cốc nhựa dùng rồi rửa lại đem bán tiếp?
    Dựng rạp đám cưới, hai bố con chú rể bị điện giật tử vong

    Mỗi ngày mình có 2 lớp ở đây. Nhà mình cách trường xa lắm, tận 20 cây số lận. Mấy ngày nay Sài Gòn mưa dữ lắm, người lại mệt sẵn nên tự nhiên làm biếng quá nên mới nhắn tin hỏi mọi người mưa thế này có học không. Khi đó chỉ cần có 4, 5 người lên thôi, mình sẽ chạy liền. Tại người ta lên là người ta cần học mà", thầy Hồng Lân nói.

    Nói về những thầy cô trong trung tâm, các học viên ở đây đều nhận xét họ vô cùng nhiệt tình. Lớp học miễn phí nhưng không có nghĩa là hời hợt qua loa mà các thầy cô đều dạy với cái tâm, bằng cả tấm lòng của mình

    "Thầy cô rất nhiệt tình, mưa gió gì thầy cô cũng đi hết á. Tuy là miễn phí nhưng thầy cô rất nhiệt tình. Sau mấy tháng học ở đây, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của em đã khá hơn rất nhiều", một học viên chia sẻ.

    Chia sẻ về lần đầu tiên đến với mái ấm chùa Lá, cô Huyền Lan (dạy tiếng Nhật) cho biết mình thực sự ngỡ ngàng. Bởi lẽ chùa Lá là ngôi chùa "lạ" nhất mà cô từng thấy khi sử dụng mọi không gian có thể dành cho việc dạy học. 

    Mắc bệnh hiểm, thai phụ vừa mất con nay nguy kịch tính mạng
    Cái kết “khó tưởng tượng nổi“ của trận đụng độ đứng tim với trùm giang hồ tuyệt đối Sài Gòn
    Đằng sau câu chuyện rắn hổ mang chúa ᴄắɴ người: Con kêu chạy, ba cố ʙắᴛ bán lấy tiền học cho con

    "Lần đầu tiên đến đây mình thấy rất lạ. Tuy là chùa nhưng mình lại không thấy có chính điện cũng không thấy cổng chùa luôn. Mình vẫn nghĩ chùa chiền thường rất quan trọng khuôn viên để có thể thu hút nhiều phật tử đến. Nhưng ở đây thì tất cả những diện tích trống đều được sư thầy để lại dành cho học viên học.

    Tấm lòng của sư thầy thực sự đáng quý. Dù chùa không lớn, thầy cũng không có cần nhiều khách thập phương đến cũng dường. Thầy chỉ muốn là tạo ra một nơi để cho đi, một nơi để chia sẻ kiến thức cho mọi người", cô Lan nói.

    "Cho các em cái đầu, cái kiến thức là một phần, mở trái tim của các em ra mới là cái lớn!"

    Suốt 10 năm ròng đem kiến thức chia sẻ cho rất nhiều lứa sinh viên cũng như ở các lứa tuổi khác, các lớp học nơi đây đã cũ kỹ đi, cơ sở vật chất cũng chỉ ở mức cơ bản và đang dần xuống cấp bởi kinh phí để duy trì đều do 1 tay thầy trụ trì lo liệu. Khi PV đặt câu hỏi về việc kêu gọi tài trợ từ các mạnh thường quân để nâng cấp trung tâm, thầy Thích Nhuận Tâm cười đáp:

    "Thật ra làm văn hóa, giáo dục thì khó xin tài trợ lắm. Thầy thì là chủ tịch hội đá cảnh, đá phong thủy Việt Nam ở TP HCM nên hàng tháng thầy đem đá bán để duy trì trung tâm. Con coi, cơ sở của thầy xuề xòa mà, có nguy nga hoành tráng gì đâu. Nhưng theo thầy, cơ sở vật chất xây dựng được thì tốt, không xây dựng được cũng không sao. Mà quan trọng nhất phải là xây dựng con người.

    Ở đây mỗi tháng có tổ chức cho các học viên đi từ thiện một lần. Mình cho các em cái đầu, cái kiến thức rồi là một phần, mở trái tim của em ra mới là cái lớn. Cho các em đi để mai này các em là đội ngũ kế thừa mình, để mang lại hạnh phúc cho người khác".

    create

    QUANG LÊ, CLIP: KINGPRO / Trí Thức Trẻ

    Cô giáo 3 năm đi dạy chưa mặc lại bộ quần áo nào, style xanh - đỏ - tím - vàng có đủ!

    Cô giáo 3 năm đi dạy chưa mặc lại bộ quần áo nào, style xanh - đỏ - tím - vàng có đủ!

    timer12/12/2020

    Style thay đổi nhanh chóng mặt, thách thức học trò nào 'chơi lại' cô.

    Những người dễ mắc ung thư thường có 7 “điểm chung“ vào ban đêm, khuyến cáo thay đổi gấp nếu bạn mắc phải dù chỉ một

    Những người dễ mắc ung thư thường có 7 “điểm chung“ vào ban đêm, khuyến cáo thay đổi gấp nếu bạn mắc phải dù chỉ một

    timer10/12/2020

    Mọi hành động từ cách bạn ăn uống, làm việc đến sử dụng điện thoại vào ban đêm đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

    Chồng 20 tuổi lấy vợ 41 tuổi ở Phú Thọ đang sống những ngày ảm đạm khốn cùng: Nhà 3 người đi bắt ốc đổi thịt, ăn cháo loãng cầm hơi

    Chồng 20 tuổi lấy vợ 41 tuổi ở Phú Thọ đang sống những ngày ảm đạm khốn cùng: Nhà 3 người đi bắt ốc đổi thịt, ăn cháo loãng cầm hơi

    timer07/10/2020

    Cuộc sống sau hôn nhân trải qua 1 năm, cặp vợ 41 chồng 20 tuổi từng gây xôn xao dư luận ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã có những ngày hạnh phúc nhưng không kém phần khổ cực, lo toan cơm áo gạo tiền...

    Em gái ‘thanh niên hiến giác mạc ở tuổi 22‘ được tuyển thẳng vào 3 trường ĐH, thủ khoa khối C Phú Yên với 28,5 điểm

    Em gái ‘thanh niên hiến giác mạc ở tuổi 22‘ được tuyển thẳng vào 3 trường ĐH, thủ khoa khối C Phú Yên với 28,5 điểm

    timer07/09/2020

    Nguyễn Võ Anh Tú là học sinh lớp 12 văn Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên). Tú thi tốt nghiệp THPT với tổng điểm ba môn là 28,5 điểm. Trong đó, môn ngữ văn 9,25 điểm, lịch sử 9,5 điểm và địa lý 9,75 điểm. Với số điểm này, Nguyễn Võ Anh Tú đạt thủ khoa khối C của tỉnh Phú Yên và vào top 25 thí sinh có điểm thi khối C cao nhất trong cả nước.